Thu gọn danh mục

Cây ngải cứu trong đông y nổi tiếng có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, được mệnh danh là thần dược và được sử dụng cho nhiều món ăn trong gia đình. Vậy cây ngải cứu có thể chữa được những bệnh nào và công thức chữa bệnh ra sao, cùng theo dõi bài viết 13 công dụng chữa bệnh của ngải cứu và tác dụng phụ dưới đây. 

I. Tìm hiểu chung về cây ngải cứu 

Cây ngải cứu trong tự nhiên 

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp (miền Nam). Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến , dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

 

Công dụng của ngải cứu đối với sức khỏe

Tác dụng 

Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

II. 13 công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu 

1. Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt 

Nếu bạn đang bị chứng kinh nguyệt không đều, các ngày kinh thường đến trễ, lệch ngày, hoặc tình trạng kinh kéo dài nhiều ngày. Hãy tính toán, đánh dấu ngày kinh hàng tháng. Sau đó cứ đến gần ngày kinh sử dụng công thức này, đảm bảo sẽ điều hòa khí huyết rất tốt. 

Công thức: mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).

Hoặc đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, thêm chút đường dễ uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

2. Ngải cứu chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Thành phần sử dụng: ngải cứu tươi 100g, thịt lợn than 100g. 

 

!3 công dụng của ngải cứu

 

Cách làm: ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua và cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng, ngày làm 2-3 lần.

3. Ngải cứu trị chứng đau đầu thâm niên

Bài thuốc được sử dụng trong nhà nhiều . Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng. 

 

Ngải cứu chữa đau đầu thâm niên

 

Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.

4. Ngải cứu giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Công thức sử dụng tối ưu: ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ. Nên ăn nóng, một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khỏe mạnh, xương cốt dẻo dai.

5. Ngải cứu giúp an thai cho mẹ bầu

Đối với phụ nữ  đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng lạ như đau bụng, ra máu, dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 – 4 lần uống/ngày.

Giúp giảm dần triệu chứng đau bụng, chấm dứt hẳn hiện tượng ra máu, an thai. Lưu ý, sử dụng theo kê đơn của Bác sĩ, không tự sử dụng thuốc những tháng đầu thai kỳ. 

6. Ngải cứu trị đau lưng do gai cột sống

Bệnh gai cột sống thường mắc phải ở độ tuổi trung niên, gây triệu chứng đau lưng, mất ngủ, sử dụng ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. 

 

Ngải cứu chữa đau lưng do gai cột sống

 

Ngải cứu rửa sạch, giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong vòng 15 ngày và thực hiện liên tục từ 3-5 tháng.

7. Ngải cứu trị động thai 

Mẹ bầu bị động thai có thể dùng lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa, ăn liên tục 3-5 ngày.

Công thức này cũng có thể dùng giúp giảm đau thấp khớp. 

8. Ngải cứu dùng làm nước tắm làm đẹp da

Nấu nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm mình vào nước này. Làm như vậy có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng  hay viêm.

9. Ngải cứu dùng làm trà uống

Lá ngải cứu băm nhỏ, phơi khô bảo quản vào hộ kín. Dùng 1 thìa cafe bột cho vào cốc nước mới sôi, đậy kín, sau 3-5 phút có thể uống. Phương pháp uống trà này giúp lưu thông mạch, trừ rôm sảy, giảm viêm sưng, rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú.

10. Ngải cứu dùng kê dưới gối trị chứng nhức đầu, khó ngủ thường xuyên

Ngải cứu phơi khô cho vào một cái vỏ gối để gối đầu. Phương pháp này giúp cho những người thường xuyên bị đau đầu mệt mỏi hoặc do áp lực công việc, dùng gối đầu bằng ngải cứu sẽ thấy đầu óc thoải mái và khoan khoái.

11. Ngải cứu điều trị cảm cúm, ho do lạnh

Lưu ý sử dụng đúng liều lượng: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi( hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ. 

12. Ngải cứu trị mụn trứng cá

Công dụng làm đẹp từ lá ngải cứu không thể bỏ qua khi bạn ở tuổi dậy thì chi chít mụn trứng cá mà vẫn chưa thể nào chữa khỏi. 

Lá ngải cứu tươi giã nát đắp lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

13. Ngải cứu điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn

Cơ thể gầy gò, không hấp thụ được dưỡng chất nhiều, kém ăn đều có thể sử dụng được. Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Bài thuốc này vừa là món ăn ngon vừa chữa bệnh rất tốt. 

III. Những tác dụng phụ của cây ngải cứu nguy hiểm 

Dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói xàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

 

Ngải cứu chữa thấp khớp

 

Đối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, khi ăn quá nhiều ngải cứu sẽ đẫn đến xảy thai, lưu thai. thậm chí gây xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng. 

Lời khuyên dành cho chị em khi dùng ngải cứu: sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng. Đối với người có bệnh nền nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

Chia sẻ thêm:

Sức khỏe đời sống là điều chủ chốt vì vậy những kiến thức cơ bản xung quanh chúng ta là rất cần thiết. Hi vọng những bài thuốc về cây ngải cứu sẽ bổ ích cho bạn. Tuy nhiên với bất kỳ loại thuốc nào chúng ta cũng nên cẩn trọng và không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của Bác sĩ. Liên hệ ngay  Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được khám chữa bệnh và được giải đáp mọi thắc mắc miễn phí! 

Mong rằng, với những thông tin về 13 công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu và tác dụng phụ, chị em sẽ có thêm cho mình kiến thức quan trọng và biết mình cần làm gì? Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được địa chỉ kiểm tra phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Mọi thắc mắc có thể Click vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ sớm .

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM