Thu gọn danh mục

Có rất nhiều những tình trạng liên quan đến sức khỏe ở vú khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy thực sự lo lắng. Tình trạng áp xe vú là một trong số đó. Vậy Áp xe vú là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Nếu như bạn cũng đang băn khoăn với câu hỏi về bệnh lý này và muốn chủ động tìm hiểu thì đừng quên tìm hiểu một số những chia sẻ được trình bày từ bài viết ngay dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

TÌM HIỂU XEM ÁP XE VÚ LÀ BỆNH GÌ?

Thực tế ở đây thì áp xe vú chính là tình trạng nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn và nó gây ra hiện tượng sưng, đỏ có hạch. Khi ấn vào bạn sẽ thấy đau và có mùi hôi ở vú. Người bệnh có thể chẩn đoán bệnh lý này thông qua một số dấu hiệu như là:

Bị sốt cao và rét run.

♦ Bị sưng, nóng, đỏ và đau ở vú.

♦ Nếu như thăm khám thì khi đó sẽ thấy những nhân mềm với những ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch ở nách ấn vào thấy đau và có sữa lẫn cùng mủ vàng.

♦ Khi thực hiện siêu âm vú thì sẽ thấy có chứa nhiều ổ dịch.

♦ Nếu xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu trung tính năng.

♦ Thực hiện xét nghiệm CRP sẽ thấy tăng.

♦ Thực hiện chọc dò ổ viêm sẽ thấy có mủ và cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

♦ Ngoài ra nguy hiểm hơn thì trong một số trường hợp tình trạng áp xe vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú do vậy chị em phụ nữ không nên lơ là chủ quan.

Áp xe vú chính là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ

Áp xe vú chính là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ

BỊ ÁP XE VÚ CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Có thể khẳng định rằng áp xe vú chính là tình trạng nguy hiểm và thường thì xảy ra ở những bà mẹ đang cho con bú. Khi đó những triệu chứng bệnh lý như là sốt, sưng, đau nhức, phù nề… nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt mà còn gây ra tâm trạng lo lắng cũng như sự bất an cho người bệnh.

Có từ khoảng 10 đến 30% trường hợp áp xe vú sẽ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và đang ở giai đoạn cho con bú. Hoặc đối tượng phụ nữ thừa cân, ngực lớn hoặc là thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân không tốt cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Ngoài ra có một loại áp xe vú có thể gặp ở đối tượng phụ nữ không cho con bú đó là tình trạng áp xe ở dưới quầng vú. Áp xe này chính là khối nhiễm trùng và nó chỉ gặp ở khu dưới quầng vú tức là tại vùng da thẫm màu xung quanh núm vú.

Như đã nói thì áp xe vú chính là bệnh nguy hiểm. Nếu như ở giai đoạn đầu thì bệnh lý này có thể khiến cho người bệnh cơ thể mệt mỏi và sau đó thì lan nhức sang cánh tay, bả vai. Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe thì khi đó toàn thân người bệnh sẽ bị nhiều tổn thương nặng như là xuất hiện tình trạng nóng, sưng, phù tím, căng tức, rét run, đau đầu, môi khô, khát nước, gầy yếu…

Khi núm vú tụt thì người bệnh sẽ thấy biểu hiện là các hạch bạch huyết bị viêm và những tĩnh mạch ở dưới da nổi rõ. Đồng thời sữa có thể lẫn cùng mủ chảy qua đầu núm vú và có mùi hôi tanh.

Đồng thời nếu áp xe vú không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì còn có thể tạo thành áp xe vú tái phát, tự vỡ hoặc hoại tử. Khi đó tuyến vú sẽ mất đi chức năng tiết sữa và thậm chí còn hoại tử. Những nhiễm trùng ở ổ áp xe vú có thể lan sang những mạch máu đi toàn cơ thể và gây ra biến chứng như là suy thận, nhiễm trùng huyết hoặc gây hoại tử các tử chi…

Áp xe vú gây ra nhiều tình trạng

Áp xe vú gây ra nhiều tình trạng 

CẦN LÀM GÌ NẾU PHÁT HIỆN BỊ ÁP XE VÚ?

Nếu phát hiện bản thân bị áp xe vú thì bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để chữa trị như là:

Nên nghỉ ngơi nhiều, không nên cho con bú ở bên mà vú bị áp xe.

♦ Cần ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe hơn.

♦ Nếu ở giai đoạn cho bé bú thì không nên cho bú ở nơi bị áp xe, hoặc cũng có thể vắt sữa ra ngoài cho con bú nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra.

♦ Cần phải xoa bóp một cách nhẹ nhàng, vắt bỏ sữa mục đích thông tuyến sữa và chườm nóng cho vú.

♦ Sau khi sinh mẹ nên massage nhẹ nhàng bầu vú sẽ giúp ống dẫn sữa thông thoát, thực hiện cho con bú thường xuyên và bú phải đúng tư thế.

♦ Cần thực hiện vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.

♦ Khi xảy ra tình trạng tắc tia sữa thì cần lưu ý điều trị kịp thời nhằm thông ống dẫn sữa.

♦ Tránh việc làm nứt hoặc là xước nơi núm vú vì đây có thể chính là điều kiện tốt khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào gây viêm tuyến sữa. Hơn nữa cũng cần tránh da khô nẻ, nên mặc áo ngực vừa vặn phù hợp nhằm tránh gây tình trạng tổn thương ở vú.

Chia sẻ thêm:

Cần sớm điều trị khi bị áp xe vú

Cần sớm điều trị khi bị áp xe vú

Chuyên gia  Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu  còn chia sẻ chị em phụ nữ lưu ý khi bị áp xe vú thì nhanh chóng tìm đến địa chỉ uy tín để bác sĩ thực hiện thăm khám và điều trị tùy vào từng nguyên nhân. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau và hạ sốt.

Nếu như trường hợp dùng thuốc không thể giúp điều trị bệnh thì bệnh nhân có thể được chích rạch và dẫn lưu tháo mủ. Nhưng cần tìm đến địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại, phương pháp tiên tiến để thực hiện. Đồng thời cũng cần phải lưu ý trong việc chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Vậy là nội dung trên đây chúng ta đã tìm hiểu rõ hơn về áp xe vú cũng như phải làm sao nếu bị. Những câu hỏi liên quan đến tình trạng áp xe ở vú cần chữa trị vui lòng liên hệ cùng chuyên gia của phòng khám Hoàn Cầu ngay!

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM