Thu gọn danh mục

Hóc xương cá là tình trạng khá phổ biến trong sinh hoạt ăn uống thường ngày và có thể xảy ra cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Nếu không biết cách xử lý kịp thời thì “dị vật” này đi vào cổ họng không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ là những cách chữa hóc xương cá hiệu quả giúp bạn có thể xử lý đúng cách và kịp thời.

HIỆN TƯỢNG HÓC XƯƠNG CÁ LÀ GÌ?

Xuất hiện khi xương cá vướng vào cổ họng gây cảm giác đau rát, khó chịu, trầy xước và chảy máu cổ họng. Khi bị hóc, nếu dị vật chỉ là một chiếc xương mềm có kích thước nhỏ thì thường không gây nguy hiểm và xử lý nó cũng rất đơn giản.

Tuy nhiên, nếu đó là một chiếc xương lớn, sắt thì có thể gây nguy hiểm cho người bị hóc xương như: thủng mạch máu, thủng dạ dày, thực quản, và gây ra xuất huyết.

Với những trường hợp nghiêm trọng, xương có thể đi lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch,..

Những trường hợp này nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

NHỮNG CÁCH CHỮA HÓC XƯƠNG CÁ HIỆU QUẢ, AN TOÀN

Mẹo khắc phục hóc xương đối với người lớn

♦ Ho khạc: Có thể làm cho mảnh xương lắc lư và tự rơi ra. Cần lưu ý ngừng áp dụng phương pháp này và chuyển sang một phương pháp khác khi đã cố gắng ho khạc nhiều lần nhưng không thành công bởi điều này có thể dẫn đến tổn thương vùng họng.

♦ Nuốt cơm: nuốt một miếng cơm lớn để phần xương dính và cơm và trôi xuống dạ dày. Cách thực hiện này chỉ phù hợp với những miếng xương nhỏ và mềm, còn với những xương lớn, dài hoặc nhọn, thì không nên áp dụng mẹo này vì sẽ làm tình trạng thêm trầm trọng, thậm chí đâm thủng mạch máu.

♦ Ngậm, nuốt vỏ cam: vỏ cam chứa nhiều vitamin C sẽ khiến cho xương cá mềm hơn. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ dễ dàng nuốt xương xuống mà không cảm thấy vướng víu, khó chịu như lúc ban đầu.

♦ Nhét tỏi vào mũi: Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Sau đó chọn tép tỏi có kích thước phù hợp, bóc vỏ, rửa sạch, nhét vào một bên mũi, sau đó bịt kín bên còn lại rồi thở bằng miệng. Sau 1 – 2 phút, tính chất cay nóng của tỏi sẽ làm bạn hắt hơi nhờ đó xương cá có thể rơi ra ngoài theo đường miệng.

♦ Ngậm vitamin C: tương tự phương pháp ngậm vỏ cam. Nếu không có vỏ cam bạn có thể dùng vitamin C để ngậm sau vài phút xương cá sẽ mềm ra. Ngoài ra, tác dụng giảm đau, kháng viêm trong vitamin C sẽ có lợi cho vùng thực quản bị hóc xương, từ đó làm giảm sự tổn thương cho cổ họng.

♦ Uống nước quả trám: dùng quả trám mài ra sau đó hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương. Tuy có tác dụng tiêu xương cá khá tốt nhưng chỉ nên dùng cho những trường hợp hóc xương nhỏ.

♦ Uống nước cốt nha đam: Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, nước cốt nha đam còn có thể chữa hóc xương cá nhanh chóng và an toàn. Độ nhớt của tinh chất này sẽ dễ dàng cuốn trôi xương cá vướng nơi cổ họng.

♦ Uống nước có gas: Nước có gas có tác dụng làm tiêu xương, phân rã xương, đồng thời hình thành áp lực để đẩy xương ra ngoài.

♦ Uống giấm ăn: giấm ăn có khả năng làm mềm xương cá một cách hiệu quả, chỉ cần pha loãng 2 muỗng cà phê giấm ăn trong 1 ly nước lọc hoặc uống trực tiếp, tình trạng hóc sẽ nhanh chóng được cải thiện.

♦ Uống dầu ô liu: việc uống dầu ô liu giúp bôi trơn niêm mạc họng, làm mềm xương, giúp xương dễ thoát ra ngoài.

Ăn chuối: một miếng chuối lớn có thể dính vào miếng xương và kéo nó trôi theo xuống dạ dày. Chỉ cần cắn 1 miếng chuối lớn, ngậm chuối trong khoảng 1 phút để nước bọt thấm đều cho chuối mềm ra rồi nuốt thật chậm rãi.

♦ Ăn bánh mì nhúng nước: nhúng bánh mì vào nước cho mềm ra rồi cắn một miếng lớn để xương cá theo bánh mì trôi xuống dạ dày.

♦ Đẩy bụng và vỗ lưng: Khi bị hóc xương cá, chúng ta cũng có thể sử dụng biện pháp như sau: bạn di chuyển về phía sau người bị hóc xương, dùng hai tay ôm ngang phần eo của người đó rồi đẩy lên và kéo mạnh liên tục để tăng áp lực giúp đẩy xương cá thoát ra ngoài.

Bạn cũng có thể kết hợp với việc vỗ phần lưng giữa hai vai để người bệnh có thể dễ dàng đẩy xương ra khỏi niêm mạc họng. Cách này cũng có hiệu quả trong trường hợp khi có người bị nghẹn, thở khó bởi các dị vật khác trong quá trình ăn uống.

Mẹo khắc phục hóc xương đối với trẻ nhỏ

Cho trẻ ngừng ăn và nhẹ nhàng trấn an, không để trẻ sợ hãi, quấy khóc vì điều này sẽ làm xương cá mắc kẹt sâu hơn trong cổ họng.

♦ Dùng đèn pin soi vào họng để kiểm tra tình trạng hóc xương. Khi phát hiện vị trí của xương, tiến hành gắp xương ra bằng kẹp y tế một cách bình tĩnh và cẩn thận. Trong quá trình thực hiện, hãy luôn nhẹ nhàng dỗ dành để bé không quấy khóc, cử động nhiều.

♦ Sau khi lấy xương xong, hãy cho trẻ uống nước nhiều lần. Nếu họng trẻ không còn khó chịu nghĩa là bạn đã gắp hết xương. Nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy khóc và đau đớn, nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỮA HÓC XƯƠNG CÁ

Cân nhắc phương pháp xử lý thích hợp với từng tình huống cụ thể:

Sau khi đã lấy được dị vật ra khỏi cổ họng cần uống nhiều nước và hạn chế khạc nhổ. Tuy nhiên, các mẹo trên chỉ thực sự có hiệu quả với những trường hợp bị hóc xương cá nhỏ, mềm

Nếu đã thử nhiều cách tại mà tình trạng vẫn không giảm bớt cần dừng lại ngay, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần để được xử lý kịp thời, tránh làm tình trạng hóc xương thêm trầm trọng hơn

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại giúp đảm bảo quá trình xử lý hóc xương một cách an toàn, nhanh chóng và hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về cách chữa hóc xương cá, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi đến số hotline (028) 3923 9999 hoặc nhấp vào bảng chat online để được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn tận tình, đặt hẹn khám trước miễn phí.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM