Thu gọn danh mục

Cây nhọ nồi và tác dụng của cây cỏ nhọ nồi sẽ phân tích kỹ càng giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này. Bởi xung quanh ta có rất nhiều loại thảo dược mang đến những công dụng điều trị bệnh tuyệt vời mà không phải bất cứ ai cũng biết.

TÌM HIỂU VỀ CỎ NHỌ NỒI

Cây cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực - Eclipta prostrata L. thuộc về họ cúc –Asteraceae. Đây chính là loài thân thảo có thân tròn màu lục hoặc màu đỏ tía cùng lông cứng, cao khoảng 40cm. Lá của cây nhọ nồi mọc đối hình mác. Hoa của nó mục ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu với cụm. Về quả nhọ nồi dạng quả bế với 3 cạnh và hơi dẹt.

Ở Việt Nam ta thì cây nhọ nồi phân bố hầu hết ở các tỉnh vùng ở đồng bằng, miền núi độ cao 1500m và cả trung dung. Vị thuốc chính là bộ phận trên mặt đất của cây. Có thể dùng nhọ nồi dạng cây tươi hoặc dạng cây khô.

Nếu dùng cỏ nhọ nồi khô thì trước khi cây ra hoa cần cắt lấy bộ phận ở trên mặt đất đem phơi khô. Khi sử dụng thì rửa sạch và để ráo nước đồng thời cắt đoạn từ 3 đến 5cm rồi đem phơi khô. Tùy vào yêu cầu có thể sao qua hoặc là sao cháy nhằm tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc này.

TÁC DỤNG CÂY NHỌ NỒI LÀ GÌ?

Bên trong cây nhọ nồi chứa tanin, tinh dầu, alcaloid, chất đắng, chất dẫn thiophen như là dithienyl acetylen ester, terthienyl aldehyd ecliptal, α terthienyl cùng với các chất wedelolacton, daucosterol; stigmasterol, sitosterol và saponin: ecliptasaponin A, B, C.

Vì vậy sử dụng cây nhọ nồi giúp cầm máu bởi tăng tổng lượng prothrombin bên trong máu. Dùng với liều 3g/ kg chuột sẽ tăng thời gian Quick rõ rệt và đồng thời còn tăng trương lực của tử cung cô lập, tăng prothrombin cũng như không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch. Mặt khác nó còn ức chế một số chủng vi khuẩn, liên cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn than, trực khuẩn bạch hầu và trực khuẩn đại tràng.

Theo như Y học cổ truyền thì cây cỏ nhọ nồi có công dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Do đó dùng nó giúp điều trị các chứng khái huyết, thổ huyết, chảy máu cao, trĩ ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết. Mặt khác dùng cây nhọ nồi còn chữa đau dạ dày, dùng lá nhọ nồi giúp hạ sốt.

Liều dùng cây nhọ nồi mỗi ngày từ 6 đến 12g với dạng thuốc tán hoặc thuốc sắc và dùng tươi liều lượng từ 50 đến 100g. Vò để lấy dịch uống. Lưu ý đối tượng bị tỳ vị hư hàn và đại tiện lỏng thì không nên dùng cây nhọ nồi.

MỘT SỐ CHỨNG BỆNH DÙNG CÂY NHỌ NỒI

Dùng điều trị sốt cao, sốt xuất huyết và trúng thử: Sử dụng từ 50 đến 100g lá nhọ nồi tươi đem rửa sạch. Sau đó bạn vắt lấy dịch uống hoặc là dùng sắc uống.

Dùng trị sốt xuất huyết, sốt phát ban: Sử dụng cây nhọ nồi, rau sam, huyền sâm, sài đất, mạch môn mỗi vị 12g đem sắc uống.

⇒ Dùng điều trị rong huyết, rong kinh: Sử dụng cây nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn mỗi vị là 16g, 12g các vị đương quy, thỏ ty tử, ích mẫu, bạch thược cùng 10g hương phụ. Đem tất cả đi sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

⇒ Dùng chữa chảy máu cam và đại tiện, tiểu tiện ra máu: Sử dụng cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp đem sao cháy với lượng 12g mỗi loại. Hãy dùng sắc uống mỗi ngày một thang.

⇒ Dùng chữa động thai ra máu: Dùng cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, ngải cứu tất cả đem đi sao cháy với mỗi vị 16g và mỗi vị 12g các loại tía tô, củ gai. Hãy đem sắc uống mỗi ngày một thang.

⇒ Dùng chữa tóc bạc sớm: Đem một nắm cây nhọ nồi vừa đủ rửa sạch rồi nấu cô đặc thành cao sau đó cho thêm lượng nước gừng và mật ong vừa phải rồi tiếp tục nấu cô đặc lại lần nữa. Bạn đem cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp rồi bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi sử dụng thì lấy từ 1 đến 2 muỗng canh đem hòa với nước đun sôi còn ấm rồi cho thêm vào đó ít rượu gạo. Mỗi ngày hãy uống 2 lần là được.

⇒ Dùng chữa tưa lưỡi: Đem giã nát cây nhọ nồi và lá hẹ mỗi thứ một ít rồi lấy nước cốt hòa chung với mật ong tiếp theo chấm lên lưỡi bé. Cứ 2 giờ làm sẽ giảm tưa lưỡi hiệu quả.

⇒ Dùng chữa đau dạ dày: Rửa sạch khoảng 200 đến 300gr cây nhọ nồi đem xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước uống. Mỗi ngày hãy uống 1 ly khoảng 200 đến 250ml.

Trên đây là chi tiết thông tin tác dụng của cây nhọ nồi. Lưu ý trước khi sử dụng bất cứ công thức nào cũng cần phải tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM