Thu gọn danh mục

Việc xác định đúng nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo về sức khỏe do bệnh lý này gây nên. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường dễ điều trị thì đã không khiến cho nhiều người phải khổ sở suốt thời gian dài. Để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, mời bạn cùng xem ngay các thông tin y tế liên quan ngay bên dưới.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một nhóm bệnh liên quan đến lượng đường trong máu. Biểu hiện của loại bệnh này là lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn so với mức bình thường, gây rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Tiểu đường được chia thành các dạng chính, đó là: tiểu đường típ 1, tiểu đường típ 2, tiểu đường thai kỳ, tiền đái tháo đường. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây tiền tiểu đường và tiểu đường típ 1

Đây là tình trạng suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể do các tế bào sản xuất insulin bị tấn công. Điều này sẽ làm cho lượng insulin quá thấp, khiến glucose không được đào thải ra ngoài mà ở lại trong máu. Từ đó gây nên tình trạng đường trong máu cao hơn so với ngưỡng bình thường.

Biểu hiện cơ bản của người bị tiểu đường típ 1 và tiền tiểu đường đó là: đói và mệt hơn bình thường, đi tiểu thường xuyên hơn và khát nước hơn, khô miệng, ngứa da, sụt cân nhanh, thị lực giảm,...

Nguyên nhân gây tiểu đường típ 2

Với người bệnh bị tiểu đường típ 2, thường là do tuyến tụy không thể sản sinh đủ insulin cho cơ thể. Theo đó, glucoso sẽ không thể chuyển đến các tế bào mà tích tụ lại trong máu, dẫn đến mức đường huyết tăng cao.

Nguyên nhân gây tiểu đường típ 2 có thể là do di truyền, môi trường, thừa cân, tuổi tác, lười vận động, bị tăng huyết áp,... Với những đối tượng bị tiểu đường típ 2, sẽ có một số biểu hiện nhận biết như: vết loét hoặc vết cắt chậm lành hơn, nhiễm trùng nấm men ở ngón tay/ ngón chân/ dưới ngực,...

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ trong thời gian mang thai rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Bởi trong thời gian mang thai, hormone sẽ được tiết ra nhiều hơn để duy trì thai kỳ. Chính những hormone này đã khiến tế bào trong cơ thể kháng insulin.

Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin thì sẽ khiến cho lượng glucose di chuyển đến tế bào bị giảm, mức đường trong máu tăng và mẹ bầu thường bị tiểu đường trong thai kỳ. Theo khảo sát, đa phần nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do thừa cân, di truyền, mẹ bầu có hội chứng buồng trứng đa nang,...

  Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đường (đái tháo đường). Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì bệnh lý này cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Khi tình trạng bệnh nặng, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, mắt, hệ thần kinh, thận,...

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Có khá nhiều cách để giúp bạn điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn bệnh lý thì cần áp dụng các phương pháp phù hợp. Theo đó, sẽ có một số hướng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả bạn có thể áp dụng như:

Điều trị tiểu đường bằng thuốc Tây

Có khá nhiều loại thuốc trị tiểu đường mà bạn có thể lựa chọn như: Metformin, Sulfonylurea, thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase, Metiglinide, Thiazolidinedion, Gliptin,... Những loại thuốc này giúp cân bằng lại lượng glucose trong máu.

Tuy nhiên, để không có các tương tác hại đến sức khỏe, bạn nên thăm khám trước khi dùng thuốc. Bởi, những loại thuốc này có chứa nhiều thành phần khác nhau, cần phải phù hợp với cơ địa và tình trạng nặng nhẹ của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, với những đối tượng mắc bệnh tim mạch, thận, mắt,... thì cần phải kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi dùng các loại thuốc trị bệnh tiểu đường.

Sử dụng các loại cây thuốc giúp ổn định đường huyết

Dù bạn mắc bệnh tiểu đường ở mức độ nào thì cũng đều do sự rối loạn lượng đường trong máu gây nên. Vì thế, để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý này, bạn nên sử dụng các loại cây thuốc có khả năng ổn định đường huyết, chẳng hạn như: khổ qua rừng, dây thìa canh, quế chi, mã đề, dâu tằm trắng, hoáng bá, cam thảo đất, giảo cổ lam,...

Bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống của mình bằng các loại canh rau trên để cải thiện bệnh lý từ bên trong. Đồng thời, hãy nhớ không nên sử dụng các thực phẩm có lượng đường và chất béo cao như: bánh mỳ, miến, các loại củ nướng, thịt lợn mỡ, kem tươi, kẹo ngọt, siro, nước có ga,...

Chú ý luyện tập thể dục và kiểm soát cân nặng của mình

Việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng. Đồng thời, giúp cân bằng huyết áp, giảm cholesterol, cải thiện cơ và xương,... Đặc biệt, bạn nên xây dựng chế độ ăn hợp lý dành cho bệnh nhân tiểu đường với các món ăn ít béo, ít đường,...

Tuy nhiên, việc giảm cân và thể dục cũng cần phải khoa học, đúng cách, tránh tập luyện quá sức khỏe hay nhịn ăn kéo dài. Về cơ bản, người bệnh nên ăn uống theo nguyên tắc sau:

→ Chia nhỏ khẩu phần ăn của mình thành nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều một lúc, khiến lượng đường huyết tăng đột ngột.

→ Hãy ăn đúng giờ, điều độ, tránh tình trạng để bụng quá đói hoặc quá mo.

→ Cơ cấu bữa ăn hợp lý, không cần phải thay đổi quá nhanh, khiến cơ thể khó thích ứng.

→ Sau khi ăn, bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi/ nằm một chỗ. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và chữa tiểu đường tốt.

Tiểu đường (đái tháo đường) cũng được xếp vào loại bệnh lý có mức độ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nếu không điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về tim mạch, hệ thần kinh, mắt, thận,... Đặc biệt, với những mẹ bầu bị tiểu đường nặng sẽ rất dễ sinh non, con bị dị tật.

*** Lời khuyên: các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn, nên thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để dễ kiểm soát ngay ở giai đoạn khởi phát. Hoặc khi có các dấu hiệu bất thường như: đi tiểu liên tục bất thường, ngứa da, thị lực giảm, lỡ loét khó lành, khô miệng, sụt cân nhanh,... hãy thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường và cách điều trị hiệu quả. Nếu muốn được tư vấn thêm, vui lòng nhấp vào >khung chat trực tuyến< bên dưới để các bác sĩ giải đáp nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM