Thu gọn danh mục

Bơi lội là hoạt động thể chất nhằm rèn luyện sức khỏe rất tốt, nhiều người xem đây là sở thích để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đến khám chia sẻ họ phát hiện bị viêm tai giữa khi đi bơi và các triệu chứng ngày càng thêm trầm trọng. Vậy nguyên nhân gây viêm tai giữa khi đi bơi là gì? Xử lý và điều trị như thế nào đúng cách? Chúng ta cùng theo dõi thông tin dưới đây.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM TAI GIỮA KHI ĐI BƠI THƯỜNG GẶP Ở NHIỀU NGƯỜI

Nhiều người có thói quen đi bơi, đặc biệt là vào mùa hè, vừa mát mẻ vừa nâng cao được sức khỏe. Tuy nhiên, bị viêm tai giữa khi đi bơi là trường hợp cũng rất thường gặp, nếu:

Nguồn nước ô nhiễm

Đi bơi là việc được khuyến khích, nhưng nên chọn những nơi có nguồn nước đảm bảo. Bởi những hồ bơi ở nơi công cộng không được vệ sinh đúng cách hoặc bơi ở những ao, hồ, sông... thì nguồn nước bị ô nhiễm. Khi bơi, nước trong hồ bơi sẽ mang theo vi nấm, vi khuẩn lọt vào trong tai, gây viêm nhiễm ở tai ngoài hoặc tai giữa.

Nước đọng trong tai

Việc bơi lội ở nguồn nước không đảm nước lọt vào trong tai mà không được xử lý đúng cách, nước đọng ở khu vực này gây ẩm ướt. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc... phát triển mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tai giữa khi đi bơi.

Do cấu tạo tai bất thường

Thực ra, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa khi đi bơi; nhưng những đối tượng mà trước đó có tiền sử bị viêm tai, cấu trúc tai bất thường, thủng màng nhĩ,... thì dễ bị đọng nước trong tai hơn và nguy cơ gây viêm tai giữa cũng cao hơn.

Thêm vào đó, xu hướng viêm tai giữa khi đi bơi cũng có xu hướng gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn; bởi sức đề kháng của nhỏ còn yếu; cấu trúc tai chưa hoàn thiện, vòi nhĩ thường nằm chếch với trục ngang và ngắn hơn... nên dễ bị viêm nhiễm hơn.

Do áp suất thay đổi đột ngột

Tai được cấu tạo như một “hộp kín”, áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai luôn được duy trì ở mức cân bằng để cảm thụ âm thanh tốt. Tuy nhiên, khi đi bơi bội nhiều người có thói quen nhảy cầu từ trên cao xuống, lặn quá sâu... thì áp lực nước quá cao sẽ gây mất cân bằng đột ngột giữa áp suất bên ngoài và bên trong tai, tạo chấn thương âm thanh, có thể gây ù tai, đau tai hoặc nghiêm trọng hơn và viêm tai giữa.

MỘT SỐ LƯU Ý CHĂM SÓC SỨC KHỎE & PHÒNG VIÊM TAI GIỮA KHI BƠI

Bơi lội là hình thức thể thao tốt cho cơ thể, và để hạn chế tình trạng viêm tai giữa khi đi bơi hoặc những người bị viêm tai tránh khiến bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

- Chuẩn bị kính bơi và mũ bơi chuyên dụng, chất liệu mềm, có khả năng chống nước tốt... để tránh nước lọt vào tai.

- Khi đi bơi nếu phát hiện nước vào tai, cần nghiêng đầu sang 1 bên để nước chảy ra ngoài

- Cần vệ sinh tai sạch sẽ và đúng cách, lau sạch tai bằng khăn mềm sau khi bơi xong hoặc nước lọt vào tai.

- Không dùng tăm bông ngoáy sâu vào tai điều này có thể vô tình khiến vi khuẩn bị đẩy sâu hơn vào sâu trong tai hoặc gây rách tai, tổn thương tai chảy máu... Nếu dùng tăm bông hãy để nhẹ bên ống tai ngoài, nghiêng tai để nước thấm vào tăm bông.

- Khi phát hiện triệu chứng của viêm tai giữa, tuyệt đối không nên tự ý nhỏ các loại thuốc (dung dịch) vào tai; không uống thuốc... khi chưa đi khám và chưa rõ tình hình bệnh.

- Cả người lớn hay trẻ nhỏ đều tuyệt đối không nên chủ quan; cần đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị đúng chỉ dẫn trước khi bệnh tiến triển nghiêm trọng.

KHI NÀO BẠN CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ?

Các chuyên gia cảnh báo: Viêm tai giữa vốn là một bệnh lý về tai nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: giảm thính lực, thủng màng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con, viêm tai xương chũm, điếc tai... nếu không xử lý, điều trị bệnh đúng cách.

Do đó, khi có các dấu hiệu viêm tai giữa khi đi bơi hoặc trong bất kì hoàn cảnh nào, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám. NÊN đi khám ngay khi:

- Cảm thấy nước lọt vào trong tai, đau nhức tai từ âm ỉ, đau nhói đến đau dữ dội

- Với trường hợp đau tai nặng, có thể xuất hiện hạch sau tai; khi sờ vào tai thấy nóng, sưng

- Xuất hiện triệu chứng chảy dịch/ mủ lỗ tai; dịch có thể có màu trắng đục; màu vàng hoặc xanh nhạt; có mùi hôi...

- Đôi khi trong tai nghe tiếng ù ù, lùng bùng lỗ tai do mủ đọng lại hoặc ráy tai nhiều nên rất khó chịu.

- Cảm thấy nghe không rõ, sức nghe giảm rõ rệt và hay cảm thấy trong tai có cảm giác ọc ọc nước.

- Dịch mủ ứ đọng trong tai lâu ngày nên khi tiết ra thường sẽ có mùi hôi thối rất khó chịu.

- Triệu chứng đi kèm khác: Bệnh nhân bị ớn lạnh hoặc sốt cao, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, ho, rối loạn tiêu hóa...

Tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng, bác sĩ thông qua khám lâm sàng kết hợp với các bước nội soi tai, hoặc chụp X-Quang (trong một số trường hợp) để tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm tai giữa, mức độ tổn thương và lên phác đồ chữa trị.

Lưu ý: Nếu được kê đơn dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ về thời gian uống, liều lượng phù hợp. Nếu cần phải tiến hành điều trị chuyên sâu, hãy tuân thủ phác đồ bác sĩ để đạt kết quả cao , phòng tránh nguy cơ tái phát nhiều lần.

Hi vọng những thông tin về viêm tai giữa khi đi bơi vừa được chúng tôi đề cập sẽ giúp quý bệnh nhân nắm rõ, biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời nếu không may mắc bệnh. Để được hỗ trợ tư vấn bệnh lý, phương pháp, chi phí điều trị hay đặt lịch khám trước... hãy Nhấn vào Bảng Chat để được chuyên gia hỗ trợ nhanh .

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM