Thu gọn danh mục

Hiện nay, viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em không còn là bệnh lý xa lạ. Trẻ em với hệ miễn dịch yếu dễ bị tác động bởi vi khuẩn và virus gây bệnh. Nhiều người vẫn chưa nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này để có hướng điều trị phù hợp. Vì vậy, trong bài viết này, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần biết, cùng theo dõi nhé.

TÌM HIỂU VỀ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN BỘI NHIỄM Ở TRẺ EM

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý gì?

Bội nhiễm xảy ra khi cơ thể bệnh nhân lại xuất hiện nhiễm trùng khác tại vị trí bị viêm trước đó. Một khi bị bội nhiễm sẽ cản trở hiệu quả điều trị bởi vi khuẩn và virus có thể đã kháng lại loại thuốc mà trước đó bệnh nhân đã điều trị.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng bội nhiễm

Các trường hợp mắc bệnh viêm tiểu phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em với nhiều triệu chứng khác nhau.

Nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây ra viêm tiểu phế quản có thể do virus và vi khuẩn, tình trạng bội nhiễm thường do các vi khuẩn gây ra như: Moraxella catarrhalis, Heamophilus influenzae, liên cầu và phế cầu,... Ở trẻ em, nguyên nhân dẫn đến bội nhiễm do tình trạng viêm lan rộng ở đường hô hấp trên đến phế quản, phế cầu, liên cầu,...

Sức đề kháng của trẻ em còn yếu nên khi mắc bệnh sẽ diễn tiến rất nhanh, tiểu phế quản sẽ sưng và viêm. Ống thở khi bị viêm và phù nề cũng cản trở sự lưu thông oxy trong đường hô hấp, dễ bị khó thở và tắc nghẽn. Nguyên nhân chính gây ra tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em đó là virus bào hô hấp, không loại trừ các nhiễm trùng thông thường dô môi trường, khí hậu bên ngoài.

Triệu chứng điển hình

Biết rõ được các triệu chứng của viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em sẽ giúp bậc phụ huynh nhận biết và có hướng xử lý phù hợp. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này đó là: Sổ mũi, mũi bị tắc, nghẹt mũi, ho, đau rát cổ họng, khó thở, thở khò khè, sốt nhẹ, bị viêm tai và viêm tai giữa.

Triệu chứng điển hình là ho, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở

Tuy nhiên, một số dấu hiệu mà phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám đó là: Thở khò khè nặng, nôn ói, thở nhanh, thở gấp 60 lần/phút, khó thở, mệt mỏi, khi thở ngực hơi lõm, bị hôn mê, hoạt động chậm chạp, da nhợt nhạt, không uống đủ nước, thở gấp gây uống nước khó khăn.

Các triệu chứng trên nếu xuất hiện ở trẻ em dưới 12 tuần tuổi sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy cần phải đưa bé đến bệnh viện nhanh chóng đề phòng các cơn co giật và biến chứng khác nguy hiểm có thể xảy ra.

TÍNH NGUY HIỂM CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN BỘI NHIỄM Ở TRẺ EM

Nếu trẻ đã xuất hiện các triệu chứng nêu trên có thể gây nguy hiểm, bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý để phòng tránh tình huống xấu xảy ra. Các biến chứng ở giai đoạn đầu và lâu dài có sự khác nhau tùy theo mức độ.

Biến chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở giai đoạn đầu

♦ Co giật: Do cơ thể trẻ không được cung cấp đủ oxy có thể dẫn đến hiện tượng co giật. Ngoài ra, khi virus hợp bào xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh lý về não cũng có thể gây ra co giật.

♦ Ngừng hô hấp: Những trẻ bị sinh non có thể thường gặp phải triệu chứng này, tuy khó phát hiện nên bậc phụ huynh cần hết sức chú ý.

♦ Xẹp phổi: Đây là biến chứng chủ yếu mà có đến gần 100% trẻ em bị bệnh tiểu phế quản bội nhiễm mắc phải.

♦ Tràn khí trung thất và tràn khí màng phổi: Đây là biến chứng hiếm gặp, chỉ xuất hiện từ 0 - 6% các trẻ bị mắc bệnh.

♦ Tử vong: Bệnh nếu mắc ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ tử vong lên đến 79%, nếu tình trạng dẫn đến mãn tính sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tim phổi và đứng trước nguy cơ tử vong.

Biến chứng có thể xảy ra đó là co giật ở trẻ em

Biến chứng ở về lâu dài

Thông thường, người mắc bệnh lý này sẽ phục hồi sức khỏe và ít để lại di chứng về lâu dài. Tuy nhiên, có đến 30% trẻ sơ sinh có thể mắc phải tình trạng hen phế quản. Khoảng 40% trẻ sẽ có hiện tượng khò khè và tái phát cho đến khi trẻ đủ 5 tuổi, khi trên 5 tuổi vẫn có khả năng 10% bị hiện tượng này.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN BỘI NHIỄM

Phương pháp chủ yếu được chỉ định là dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra cũng cần chú ý thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Vệ sinh vùng mặt, uống đủ nước, nghỉ ngơi, sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng,... Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, các bạn hãy bấm vào khung chat bên dưới để được tư vấn cụ thể hơn.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM