Thu gọn danh mục

Nấm âm đạo khi mang thai và những nguy hiểm, cách chữa trị sẽ giúp chị em hiểu rõ tất tần tật thông tin liên quan đến tình trạng này. Vì theo như khảo sát chị em phụ nữ mang thai bị nấm âm đạo khá cao. Nhưng không phải chị em nào cũng biết cách chữa trị khi mắc phải ở giai đoạn này.

TÌM HIỂU VỀ NẤM ÂM ĐẠO CÙNG CHỊ EM

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem nấm âm đạo là gì nhé. Ở đây nấm âm đạo hay còn gọi là nấm Candida chính là tình trạng nấm Candida Albicans phát triển quá mức. Do vậy gây ra hiện tượng sưng đỏ, viêm, ngứa, kích ứng, đau rát và dịch tiết có màu trắng vón cục, có mùi hôi khó chịu ở vùng kín của chị em.

Nấm âm đạo được xem là bệnh lý phụ khoa thường xảy ra ở nữ giới độ tuổi trưởng thành, đã có quan hệ tình dục. Bệnh này có thể điều trị dễ dàng, hiệu quả nhưng khả năng tái phát cao nếu không biết cách chăm sóc đúng.

Bên cạnh ảnh hưởng cơ quan sinh dục thì nấm âm đạo còn gây nhiều tác động tiêu cực về đời sống sinh hoạt, tâm lý phụ nữ. Nếu như bệnh kéo dài còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm kèm theo như bị nhiễm khuẩn huyết, bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc thậm chí gây ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Nếu bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN CỦA NẤM ÂM ĐẠO KHI MANG THAI

Chị em cần hiểu rõ biểu hiện cũng như nguyên nhân để phòng tránh và kịp thời điều trị tình trạng này.

1. Những biểu hiện của nấm âm đạo khi mang thai

Bệnh thường xuất hiện ở khu vực âm đạo tuy nhiên vẫn có những trường hợp nấm tìm thấy ở các bộ phận trên cơ thể người như là họng, móng tay, miệng… Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh có các triệu chứng lâm sàng như là:

Khí hư xuất hiện bất thường: Khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi, có dịch tiết màu trắng và vón cục.

⇔ Âm đạo có dấu hiệu bất thường: Như ngứa ngáy khó chịu hoặc một số chị em thấy bỏng rát, đau khi quan hệ và tiểu tiện. Đặc biệt nếu bị nấm âm đạo nặng thì âm đạo còn bị sưng tấy gây ảnh hưởng phần môi âm đạo và lây sang bẹn, đùi nếu bệnh tình nặng hơn.

⇔ Chị em bị nấm âm đạo khi mang thai trong suốt thai kỳ thấy dịch tiết âm đạo ra rất nhiều, khí hư nhiều kèm màu trắng đục nhưng không hôi. Đồng thời còn xuất hiện những vết sần, đỏ cũng như gặp tình trạng sưng tấy ở âm đạo. Chị em còn thường xuyên có cảm giác đau như kim châm, xung quanh âm đạo bị nóng rát…

2. Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai

Theo các chia sẻ từ bác sĩ thì tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

► Do sự thay đổi hormone nội tiết thay đổi làm mất cân bằng trong âm đạo dẫn đến tình trạng nấm âm đạo xảy ra.

► Nếu chị em bị bệnh tiểu đường nhưng không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ gây gia tăng đường trong màng nhầy âm đạo. Nó sẽ trở thành môi trường lý tưởng để nấm lên men phát triển gây ra.

► Việc sử dụng một số loại thuốc như kháng viêm, kháng sinh, thuốc đặt âm đạo làm cho vi khuẩn có lợi trong âm đạo bị tiêu diệt từ đó làm mất cân bằng môi trường trong âm đạo.

► Vệ sinh không đúng cách như thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh vùng kín có chất tẩy rửa quá mạnh gây ra.

► Nếu cơ thể chị em mệt mỏi, xuất hiện căng thẳng, hệ miễn dịch bị suy giảm cũng gây ra bệnh.

► Thói quen tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân gây ra nấm âm đạo kèm theo một số bệnh nguy hiểm như viêm nhiễm phụ khoa hay bệnh tình dục…

NẾU BỊ NẤM ÂM ĐẠO KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Chưa kể đến việc nguy hiểm không khi chị em mang thai bị nhiễm nấm âm đạo sẽ gặp nhiều bất tiện, khó chịu, căng thẳng thai kỳ. Bên cạnh đó vi khuẩn gây hại có thể còn xâm nhập vào bên trong miệng gây tưa miệng cho em bé ngay khi sinh ra.

Đây là tình trạng có những mảng bám màu trắng xuất hiện ở miệng trẻ và người mẹ có thể sẽ bị lây khi cho con bú. Nhưng bệnh có thể dễ dàng điều trị bằng những loại thuốc kháng nấm nhẹ cho bé hay các loại kem chống nấm cho mẹ.

Có một số trường hợp chị em bị nấm âm đạo khi mang thai còn dễ bị nhiễm trùng ối, dọa sảy, sảy thai, sinh non hay gây nhiều bệnh nguy hiểm khác như bệnh viêm nhiễm khuẩn âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục…

CÁCH CHỮA TRỊ, PHÒNG TRÁNH NẤM ÂM ĐẠO KHI MANG THAI

1. Chữa trị nấm âm đạo khi mang thai

Có một số quan niệm cho rằng khi bị nấm âm đạo lúc mang thai chị em có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên như là tinh dầu trà, tỏi, sữa chua, thực phẩm giàu men vi sinh có chứa nhiều Lactobacillus. Nó mang lại công dụng trong việc phòng tránh và điều trị nấm âm đạo nhưng cho đến nay các nhận định này chưa có bằng chứng nào cho thấy đúng.

Do vậy chị em cần lưu ý chỉ thực hiện thăm khám, chẩn đoán và chữa trị theo chẩn đoán của bác sĩ. Thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chị em dùng kem kháng nấm hoặc thuốc để đặt trong âm đạo giúp chữa trị. Nó được xem là chọn lựa tốt, an toàn cho mẹ bầu khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng mẹ bầu cần kiên nhẫn khi áp dụng bởi phải mất vài ngày thuốc mới phát huy được công dụng.

Một số loại thuốc kháng nấm thường dùng đường uống như Fluconazole được nhận định thuận lợi hơn trong việc chữa trị nấm âm đạo giai đoạn mang thai. Nhưng lưu ý thuốc được khuyến cáo không nên dùng nếu mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu.

Một số nghiên cứu cho thấy dùng thuốc giai đoạn này gây ra một số tác hại cho thai nhi. Do vậy chị em nên dùng Fluconazole ở 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ hay ở giai đoạn cho bé bú. Ngoài ra những biện pháp điều trị nấm âm đạo khi mang thai này chỉ có tính chất tạm thời. Dấu hiệu bệnh có thể tái phát nếu chị em bỏ dở liệu trình hay không tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

Và nếu như bị nấm âm đạo giai đoạn mang thai nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé khi mang thai cũng như sau này. Do đó chị em cần lưu ý thăm khám sản phụ khoa định kỳ ở bệnh viện, địa chỉ y tế uy tín để được chủ động theo dõi, chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.

2. Cách phòng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ để phòng ngừa bị nấm âm đạo khi mang thai thì chị em có thể áp dụng một số phương pháp bao gồm:

Thăm khám sản phụ khoa định kỳ nhằm chủ động theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.

► Nên bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp bé có sự phát triển tốt, ổn định về sức khỏe cũng như tinh thần.

► Bản thân cũng nên hạn chế dùng thực phẩm nhiều tinh bột và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.

► Nên giữ cho vùng kín khô thoáng và sạch sẽ, bản thân mặc đồ lót thoáng từ chất liệu mềm, khả năng thấm hút tốt cũng như kích thước phù hợp, không nên quá chật.

► Cần thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách và dùng thêm dung dịch vệ sinh phù hợp cho làn da cơ thể cũng như vùng kín. Tuyệt đối không được thụt rửa hay dùng thuốc xịt âm đạo, chất khử mùi và nhớ vệ sinh vùng kín sau khi vệ sinh.

Chia sẻ thêm

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu phân tích chị em cần lưu ý nếu thấy dấu hiệu bất thường hay bản thân nghi ngờ về việc bị nấm âm đạo khi mang thai. Hoặc bất cứ vấn đề nào về sức khỏe sản phụ khoa cần sớm thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tránh càng để lâu càng khó chữa trị và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Như vậy là phân tích của bài viết trên đây đã giúp chị em thêm hiểu rõ về tình trạng nấm âm đạo khi mang thai. Mọi câu hỏi và thắc mắc liên quan đến việc chữa trị các bệnh lý phụ khoa vui lòng click vào khung chat sẽ có chuyên gia hỗ trợ kịp thời!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM