Thu gọn danh mục

Trẻ ho có đờm nhưng không bị sốt là dấu hiệu liên quan đến những bệnh đường hô hấp ở trẻ. Vì vậy, khi bé bị ho từ 2-3 ngày nhưng không khỏi thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi đây là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cân nặng của trẻ. Trong bài viết sau, mời các bậc phụ huynh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tình trạng ho có đờm nhưng không sốt ở trẻ.

TRẺ HO CÓ ĐỜM NHƯNG KHÔNG SỐT LÀ BỊ GÌ?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ ho có đờm nhưng không sốt đó là các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Bởi đa số các trẻ đều có hệ miễn dịch khá yếu, nên rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Những bệnh này thường có các triệu chứng điển hình như chảy nước mũi, ho có đờm, không sốt hoặc sốt cao, nghẹt mũi... Cụ thể:

Bị viêm tắc thanh quản

Khiến cho trẻ bị ho kèm theo đờm nhưng không bị sốt, bệnh thường gặp phổ biến vào mùa lạnh. Bệnh được gây ra do virus lây lan qua đường khi quản, khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng lên, khoảng trống trong khí quản bị thu nhỏ đi. Từ đó gây ra tình trạng khò khè, khó thở là vào ban đêm. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh là trẻ không sốt, ho khô khốc, không có nước mũi... Những trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi thường gặp phải bệnh lý này.

TRẺ HO CÓ ĐỜM NHƯNG KHÔNG SỐT LÀ BỊ GÌ?

Bị viêm phế quản cấp

Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus hợp bào hô hấp gây ra tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp nhỏ ở dưới phổi. Từ đó kích thích lượng dịch nhầy đọng lại ở phổi. Khi bị bệnh, trẻ sẽ cảm thấy khó thở, thở gấp, ho có đờm, thường ít bị sốt. Những trường hợp trẻ bị sốt là do virus đã phát triển lên rất nhiều và khá nguy hiểm.

Bị viêm họng cấp

Viêm họng cấp khiến cho trẻ gặp phải tình trạng ho có đờm nhưng không sốt. Bệnh gây ra chủ yếu bởi virus cúm, sỏi hay vi khuẩn liên cầu, phế cầu. Triệu chứng chủ yếu của bệnh thường xảy ra một cách khá đột ngột như ho có đờm, sổ mũi, rát họng, có cảm giác vướng víu ở cổ... Khi mới bị bệnh trẻ thường không sốt, tuy nhiên nếu không được điều trị thì trẻ có thể sốt cao.

Bị cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bé ho có đờm hiện nay. Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, kèm theo ho có đờm, khó thở, khò khè và gia tăng vào ban đêm. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, cơ thể trẻ gặp phải tình trạng đau mỏi, chán ăn, sụt cân... Vì thế, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

TRẺ BỊ HO CÓ ĐỜM NHƯNG KHÔNG SỐT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thông thường, khi trẻ bị ho có đờm nhưng không sốt do tác động của các phản ứng sinh lý bình thường thì sẽ tự khỏi sau từ 2-3 ngày nếu sức khỏe trẻ tốt. Phụ huynh chỉ cần cho trẻ sử dụng thuốc long đờm, rửa mũi, họng bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Chỉ cần loại bỏ sạch đờm và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất thì trẻ sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

TRẺ BỊ HO CÓ ĐỜM NHƯNG KHÔNG SỐT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Còn tình trạng bệnh tiến triển xấu một cách nhanh chóng, thì tình trạng ho có đờm cũng không ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, lúc này phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám, để được bác sĩ kê thuốc kháng viêm, kháng sinh và thuốc tiêu đờm cho trẻ.

Đồng thời, phụ huynh không nên sử dụng thêm bất cứ loại thuốc ho nào cho trẻ. Đặc biệt là các loại thuốc ho siro hay kháng sinh. Mà cha mẹ nên chú ý đến quá trình chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ là trẻ sẽ hồi phục nhanh chóng.

ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM CHO TRẺ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Khi trẻ bị ho có đờm nhưng không sốt, thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị cho trẻ. Hoặc đưa trẻ đến phòng khám để được bác sĩ thăm khám và chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

Thuốc điều trị ho có đờm

Khi tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho trẻ và chỉ định các loại thuốc phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, còn rất nhiều phụ huynh thường tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng mà chưa qua quá trình thăm khám, điều này tương đối nguy hiểm. Vì thế, khi sử dụng thuốc để điều trị ho có đờm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

Chỉ sử dụng các loại thuốc cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh

Không được tự ý sử dụng các loại thuốc ho người lớn để dùng cho trẻ hoặc cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho dạng siro khi chưa thông qua chỉ định của bác sĩ

Trong trường hợp trẻ ho có đờm và không bị sốt, thì cha mẹ không nên sử dụng thuốc ức chế ho, mà nên sử dụng các loại thuốc tiêu đờm, long đờm để giảm ho

Và tốt, nên thăm khám cho trẻ để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Thuốc điều trị ho có đờm

Trị ho có đờm bằng cách dân gian

Hiện nay, có rất nhiều phương thuốc trị ho có đờm từ dân gian vô cùng hiệu quả và an toàn mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ. Cụ thể:

♦ Chưng quất với đường phèn: Dùng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt nhỏ và cho thêm một ít đường phèn đem đi hấp cách thuỷ từ 15-20 phút. Lọc lấy nước và để nguội cho trẻ uống. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê, ngày dùng 3 lần.

♦ Lá hẹ chưng đường phèn: Dùng một nắm lá hẹ rửa sạch và cho vào bát, thêm mật ong hoặc đường phèn và hấp cách thuỷ từ 15-20 phút sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống. Dùng ngày 2 lần mỗi lần từ 2-3 thìa cà phê.

♦​ Chanh đào hấp cách thuỷ: Dùng 1-2 quả chanh đào rửa sạch và cắt lát mỏng rồi cho vào bát. Cho thêm một ít đường phèn hoặc mật ong vào chưng cách thuỷ từ 15-20 phút. Lọc lấy nước để trẻ uống, ngày dùng 2 lần mỗi lần 1 thìa cà phê.

♦​ Sử dụng nước lê: Dùng lê chín và cắt thành lát nhỏ, đem đi nấu nhừ, lọc bã và cho thêm một ít nước và một ít đường phèn nấu sôi. Lọc lấy phần nước cho trẻ uống, mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

Lưu ý khi trị ho có đờm cho trẻ

Bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyến cáo: Khi trẻ bị ho có đờm, không sốt nhưng xuất hiện những triệu chứng sau nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Lưu ý khi trị ho có đờm cho trẻ

+ Trẻ bỏ bú, bú ít hoặc không bú được, thường xuyên bị nôn trớ

+ Trẻ ngủ nhiều, mê man, li bì và bắt đầu sốt cao, đổ mồ hôi

+ Trẻ bị co giật, khó thở, thở có lồng ngực

+ Trẻ thở có tiếng rít dài hoặc ho ra máu

+ Trẻ bị đờm đặc, màu xanh hoặc vàng và có mùi khó chịu....

Tốt khi trẻ ho có đờm nhưng không bị sốt nhưng kéo dài không hết thì cha mẹ nên tiến hành đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Để được các bác sĩ khám lâm sàng và chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM