Thu gọn danh mục

Đau lưng là một trong những mệt mỏi của phụ nữ mang thai, cơn đau lưng sẽ tăng lên từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài sau khi sinh. Cùng tìm hiểu vị trí đau lưng khi mang thai, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ để mẹ bầu nắm rõ.

TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐAU LƯNG KHI MANG THAI

Đau lưng khi mang thai là cảm giác đau nhức, cứng đơ khớp ở tại vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng chậu, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau cũng có thể lan xuống vùng mông và chân.

Theo một thống kê cho thấy, có khoảng 50 – 70% phụ nữ mang thai sẽ trải qua cảm giác đau lưng. Có thể nói, triệu chứng đau lưng của các mẹ bầu sẽ không đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nó cũng cần được chú ý và chăm sóc đúng cách nhằm xua tan những cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.

Cơn đau lưng ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu khá sớm. Một vài phụ nữ đã thấy đau lưng trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều bắt đầu cảm thấy đau lưng xung quanh tuần thứ 18, giai đoạn sớm của kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Triệu chứng đau lưng có thể kéo dài hoặc đôi khi trở nên nặng hơn khi giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai tiến triển. Đặc biệt, nó có thể trầm trọng hơn trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba, cho đến khi bạn sinh con.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU LƯNG KHI MANG THAI LÀ GÌ?

Có nhiều yếu tố góp phần gây nên những cơn đau lưng cho các mẹ bầu. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Đau lưng khi mang thai do mẹ bầu tăng cân

Trong giai đoạn mang thai, cân nặng của mẹ bầu thường tăng từ 11 đến 15 kg. Cột sống cũng cần phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ sự tăng cân này. Điều này sẽ gây đau lưng dưới. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi và tử cung cũng tạo áp lực lên mạch máu và thần kinh ở khung chậu và tại vùng lưng. Vì vậy, nó cũng có thể gây những cảm giác đau lưng khó chịu ở vùng lưng hoặc vùng chậu.

Đau lưng khi mang thai do thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung cũng sẽ lớn dần cùng với thai nhi và làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn. Điều này khiến cho trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu sẽ thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây hiện tượng đau nhức hoặc gây nên sự căng cơ.

Đau lưng khi mang thai do thay đổi hormone

Cơ thể mẹ bầu khi mang thai sẽ sản xuất một loại hormone có tên là relaxin. Relaxin là loại hormone cho phép các dây chằng vùng chậu được thư giãn, các khớp vùng chậu sẽ trở nên lỏng lẻo để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Các dây chằng hỗ trợ cột sống cũng trở nên lỏng lẻo, dẫn đến đau cột sống.

Đau lưng khi mang thai do sự tách cơ

Cơ thẳng bụng là cơ nằm ở vị trí giữa bụng, chạy dọc từ các sụn sườn, mỏm xương ức cho đến khớp mu. Khi tử cung lớn dần lên, cơ thẳng bụng cũng bị tách dọc theo đường giữa trung tâm cơ thể. Sự tách này cũng có thể làm cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn.

Sự căng thẳng khi mang thai cũng gây đau lưng

Tâm trạng căng thẳng của mẹ bầu cũng có thể gây nên sự căng cơ vùng lưng, dẫn đến việc các mẹ cảm thấy đau lưng hoặc co thắt cơ vùng lưng. Bạn có thể thấy rằng triệu chứng đau lưng sẽ tăng lên trong những thời kỳ căng thẳng của thai kỳ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐAU LƯNG KHI MANG THAI

Thông thường cơn đau lưng sẽ giảm dần trước khi bạn sinh con. Tuy nhiên, để thoải mái hơn thì các mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:

Cải thiện tư thế

Do trọng tâm của cơ thể thay đổi khi mang thai, tư thế của mẹ bầu thường ngả về phía sau nên sẽ gây ra cơn đau lưng. Để cải thiện, mẹ bầu nên áp dụng quy tắc như sau:

Thực hiện đứng thẳng; mở rộng lồng ngực; giữa hai vai thằng hàng và kéo về phía sau thư giãn; hai chân mở rộng bằng vai khi đứng để giữ thăng bằng tốt và không đứng lâu một chỗ.

Khi ngồi, hãy nên lựa chọn ghế có tựa để hỗ trợ lưng của bạn thoải mái hơn hoặc đặt một chiếc gối nhỏ ở phía sau lưng. Dùng dụng cụ để chân để giúp nâng cao bàn chân bạn một chút. Bạn cũng không nên ngồi lâu một chỗ, nên đi lại vận động để giúp máu lưu thông tốt.

Khi ngủ, mẹ bầu hãy nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai đầu gối cũng có thể làm giảm căng thẳng cho vùng lưng của bạn.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Việc tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng cũng làm mạnh cơ và gia tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Điều này làm giảm bớt sự căng thẳng lên cột sống, cải thiện đau lưng tốt hơn. Mẹ bầu có thể chọn các bộ môn như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga,…

Thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh

Áp dụng chườm ấm hoặc chườm lạnh vùng lưng cũng có thể có ích, cải thiện đau lưng khi mang thai hiệu quả. Chị em nên dùng túi chườm lạnh hoặc túi ấm lên vùng đau trong vòng 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày.

Tránh nâng vác vật nặng

Chị em không nên tự bê vác đồ quá nặng, không với tay tới những kệ đồ vật cao. Tốt hơn nữa, hãy yêu cầu người khác giúp đỡ.

Mang giày phù hợp

Mẹ bầu nên mang giày đế thấp, có hỗ trợ cung bàn chân, nhằm đem lại cảm giác thoải mái, thăng bằng tốt khi đi lại.

Không nên áp lực khi mang thai

Sự bình tĩnh, thư giãn cũng sẽ giúp vùng lưng của bạn thư giãn. Nếu căng thẳng, bạn cũng có thể thử tập yoga trước sinh. Nó giúp bạn thư giãn cả tâm trí và cả tại vùng lưng của mình.

Thực hiện Massage

Mẹ bầu có thể massage để giúp thư giãn đầu óc cũng như thư giãn cơ. Hãy đảm bảo việc massage được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu có tay nghề.

ĐAU LƯNG KHI MANG THAI KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Mẹ bầu nên chú ý đến sức khỏe khi mang thai. Mặc dù các cơn đau lưng không phải là điều nghiêm trọng để thăm khám, tuy nhiên hãy nên chú ý đến những biểu hiện bất thường như:

+ Đau lưng rơi vào tình trạng trầm trọng, khiến chị em không chịu được.

+ Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc cơn đau cũng bắt đầu đột ngột.

+ Đau thắt từng cơn, mẹ bầu mệt mỏi, không thể tập trung

+ Khó khăn trong việc đi tiểu, tiểu buốt hoặc cảm giác châm chích, như kiến bò ở chân.

Mẹ bầu có thể thăm khám tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu – địa chỉ chuyên về Sản Phụ Khoa uy tín TPHCM. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ giỏi sẽ kiểm tra cẩn thận, đưa ra phương pháp xử lý an toàn và phù hợp cho mẹ bầu.

Phòng khám Hoàn Cầu làm việc các ngày trong tuần, thích hợp cho thời gian của các chị em. Bạn cũng có thể đặt hẹn trước, chuyên viên sẽ đưa ra khung giờ khám hợp lý, ích khách,… để hạn chế việc chờ đợi quá lâu.

Vị trí đau lưng khi mang thai, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ vừa rồi, chị em sẽ có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân. Mọi thắc mắc, hãy nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn từ bác sĩ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM