Thu gọn danh mục

Sự đa dạng trong thế giới tự nhiên cho đến nay vẫn chưa thể khám phá hết, Các loài cây được sinh ra cũng mang sứ mệnh riêng của chúng. Riêng với Xuyên tâm liên một vị thuốc lại được tìm kiếm và phát huy khả năng chữa bệnh trong thời thế đấu tranh với dịch bệnh. Vậy cùng tìm hiểu thêm về loài cây thuốc đông y xuyên tâm liên này trong bài viết dưới đây. 

I. Xuyên Tâm liên và những giá trị cho sức khỏe 

Thảo dược xuyên tâm liên, tên khoa học Andrographis paniculata (Burm.f) Ness (Justicia paniculata Burm.f) họ ô rô (Acanthaceae).

Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Indonesia, Australia và Trung Quốc. Cây cũng được nhập sang tận vùng Trung Mỹ. Ở các nước châu Á, xuyên tâm liên chủ yếu được trồng, đồng thời cũng thấy mọc trong trạng thái tự nhiên. 

 

Cây thuốc đông y xuyên tâm liên

 

Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nơi trồng nhiều xuyên tâm liên . Vào những năm 80, cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam. sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

1. Đặc điểm và cách trồng để làm thuốc 

Xuyên tâm liên là loại cây thân nhỏ, mềm, cao 0,40 – 1m. Thân vuông, lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, đài 3-10cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm đen.

Hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm lưa thưa, hoa màu trắng, điểm những đốm hồng tím, đài có 5 răng nhỏ, đều, có lông. Tràng hợp ở phần dưới thành ống hẹp, hình trụ có lông, phần trên loe ra chia 2 môi, môi trên hẹp dài, môi dưới xẻ 3 thùy rộng, đầu nhọn. Nhị 2, đính ở họng tràng; bầu 2 ô.

Đặc tính ưa khí hậu nóng ẩm nên thường sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, hạ, rụng lá vào mùa đông. 

 

Hoa xuyên tâm liên

 

Cách trồng cây xuyên tâm liên ở Việt Nam rất đơn giản, chỉ cần hiểu đặc tính của nó:

  • Trồng xuyên tâm liên bằng hạt, Quả chín tầm tháng 9, 10. Thường thu hoạch sớm để tránh hạt rụng. Gieo trồng vào tháng 2, 3. 

  • Ưa đất nhẹ, pha cát, tránh để úng rễ gây chết cây, trồng theo luống. Bón phân chuồng đã ủ mục, trong quá trình phát triển bổ sung thêm đạm và chất dinh dưỡng cho cây, phải luôn đảm bảo độ ẩm, tưới nước cho cây thường xuyên. Mùa đông cần chống lạnh, sương giá, mùa hè chống úng cho cây. 

  • Nở hoa và thu hoạch hoa vào mùa thu để làm thuốc.

2. Thành phần cây xuyên tâm liên dùng để làm thuốc 

Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn. Là dược liệu quý có tác dụng thanh nhiệt giải độc với bộ phận dùng là toàn cây trên mặt đất, có nhiều sự tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, dùng điều trị tiêu chảy, chữa ho, viêm họng, viêm gan virus và viêm đường tiết niệu....

Với hàng loạt tác dụng dược lý, xuyên tâm liên luôn gần đây đã được tìm kiếm vì có tác dụng kháng virus cực mạnh, đặc biệt là một số chủng virus như Influenza A, EBV, HIV, Ebola đã được áp dụng nghiên cứu và thành công. 

Lá xuyên tâm liên có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và chữa được rất nhiều bệnh khác khi kết hợp đúng. 

3. Lợi ích, giá trị cho sức khỏe

Các loại bệnh chữa bằng xuyên tâm liên:

1. Chữa lỵ trực khuẩn cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm sốt, sưng lấy, rắn độc cắn

2. Chữa viêm phổi, sưng amidan

3. Chữa viêm gan nhiễm khuẩn:

4. Chữa bỏng (giai đoạn hồi phục của bệnh

5. Với các bệnh ngũ quan như viêm hầu họng sưng đau, viêm mũi sưng, hay xung huyết niêm mạc mũi, đau mắt, sưng mắt, viêm mắt, viêm tai, thối tai, sưng lợi đau răng, các bệnh đường hô hấp...

II. Cách dùng cây thuốc xuyên tâm liên trong các bài thuốc đông y 

Xuyên tâm liên được dùng chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, rắn độc cắn. Ngày dùng 10 – 15g lá dưới dạng thuốc sắc uống. Nếu tán bột, mỗi lần uống 2 – 4 g, ngày 2-3 lần.

Lá sắc nước đặc của xuyên tâm liên có tính sát trùng cao nên một số nơi dùng nước sắc đặc để rửa vết thương hở, hoặc ngâm trĩ.

Nước sắc xuyên tâm liên có tác dụng chữa bệnh sốt cao nhập tâm gây mê sảng nói linh tinh, người bệnh hay thao cuồng, ngủ mơ thấy ma quỷ hay mơ đánh nhau.

Đặc biệt cây xuyên tâm liên đun nước tắm chữa được các bệnh lý ngoài da như thủy đậu, viêm da cơ địa, Herpes. Để tăng hiệu quả người ta hay kết hợp với cây “Chân vịt” hoặc lá “Canh châu”.

Nước sắc lá hoặc rễ được dùng trị đau dạ dày, lỵ, bệnh sốt do Rickettsia, bệnh tả, cúm, viêm phế quản, làm thuốc tẩy giun và lợi tiểu. Được sử dụng nhiều ở Ấn Độ. 

 

Thuốc từ lá xuyên tâm liên

 

Dùng cho phụ nữ sau sinh bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc, mọc mụn hai bên cổ, dùng xuyên tâm liên 10 – 20g sắc uống ngày 2 lần.

Chủ yếu sử dụng nước sắc xuyên tâm liên cho các vị thuốc là dễ dàng sử dụng . 

III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Xuyên tâm liên 

Công dụng và hướng dẫn khá chi tiết về các bài thuốc về xuyên tâm liên tràn lan trên mạng xã hội, tuy nhiên không phải cứ đọc và áp dụng là sẽ được. Vì đối với bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng cũng cần được kiểm chứng và qua giải đáp sự phù hợp với sức khỏe người dùng hay không. 

 

Lời khuyên từ Bác sĩ

 

Nên trước khi sử dụng chữa bệnh người bệnh nên: 

  • Thăm khám tại các cơ sở uy tín về tình trạng sức khỏe.

  • Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng xuyên tâm liên khi chưa có chỉ định của Bác sĩ. 

  • Cây xuyên tâm liên trong tự nhiên có nhiều người bị nhầm lẫn, nên mua thuốc ở những cơ sở bán có uy tín.

  • Là một vị thuốc đông y nên sẽ chậm có tác dụng hơn so với thuốc tây y, không nên thần thánh hóa và kiên nhẫn chờ đợi kết quả tốt sau khi dùng thuốc. 

IV. Người không nên sử dụng xuyên tâm liên

Nhóm những người không nên sử dụng loại thuốc này: 

- Phụ nữ mang thai và cho con bú

- Tỳ vị hư hàn

- Người mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con.

- Người có máu không đông, người bị chấn thương chảy máu, người sau phẫu thuật

- Người bị tụt huyết áp thận trọng khi uống Xuyên tâm liên.

- Người đang dùng các loại thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc ức chế miễn dịch… 

Cần có hướng dẫn cụ thể khi dùng thuốc, tránh gây sai liều lượng dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc. 

Chia sẻ thêm:

Hi vọng những thuông tin nhỏ về xuyên tâm liên Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ vừa rồi sẽ giúp chị em có những kiến thức chữa bệnh thật tốt. 

Thông qua bài viết trên nếu chị em cảm thấy có những thắc mắc cần được giải đáp từ chuyên gia thì có thể Click vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ sớm . 

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM